Tổng cộng:
[tintuc]
Bình thường người phụ nữ trước lúc hành kinh có hiện tượng bụng dưới hơi căng trướng, sa xuống, đau bụng lâm râm, mỗi lưng. Nếu đau bụng dữ dội từng cơn kèm theo nôn, ỉa lỏng là đau kinh bệnh lý - còn gọi thống kinh, đau bụng kinh.
- Đau kinh chia 2 loại nguyên phát và thứ phát .+ Đau kinh nguyên phát là ngay từ khi mới có kinh lần đầu đã đau bụng kinh, có thể là do tử cung phát dục không đầy đủ, mạch máu tử cung co thắt, vị trí tử cung không bình thường, hoặc do vẹo cột sống, rối loạn nội tiết kích thích tinh thần, v.v...
+ Đau kinh thứ phát là sau khi có kinh vài năm rồi mới đau bụng kinh, có thể do viêm phần phụ, u xơ tử cung, chít hẹp cổ tử cung, v.v...
NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ:
- Nguyên nhân đau kinh theo y học cổ truyền gồm:
1) Hàn tà xâm nhập bào cung, hoặc ăn nhiều chất sống lạnh hàn tà ngưng tại 2 mạch Xung Nhâm làm cho khí huyết ngưng trệ.
2) Huyết nhiệt : Do uất nhiệt hoặc cảm phải nhiệt tà, ăn chất cay nóng quá nhiều làm cho nhiệt kết ở 2 mạch Xung Nhâm gây đau.
3) Khí trệ, huyết ứ : Do thất tình uất kết, khí trệ hành kinh không thông hoạt, huyết ứ làm tắc kinh mạch
4) Khí huyết hư:
- Do cơ thể vốn suy nhược, dương khí kém không vận hành được huyết, hoặc sau lúc mắc bệnh nặng khí huyết hao tồn, hành kinh khó khăn, hoặc Xung Nhâm không đủ huyết nuôi dưỡng bào lạc cũng gây đau kinh.
BIỆN CHỨNG LUẬN TRỊ :
1. Thể hàn ngưng : kinh ra sắc tím đen có huyết cục, không thông, lượng ít, bụng dưới lạnh đau, chườm nóng dễ chịu, sợ lạnh, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong. Rêu lưỡi trắng. Mạch trầm khăn, hoặc trầm trì.
- Phép chữa : Ôn kinh tán hàn
- Bài thuốc :
Ngô thù 12g Quế chi 8g
Xuyên khung 8g Bạch truật 12g.
Đơn bì 8g Bán hạ 8g
Cam thảo 4g Sinh khương 6g
Hà thủ 14g Hương phụ 12g
A giao 12g Đảng sâm 8g
2. Thể huyết nhiệt :
- Đau bụng trước kinh, ấn đau thêm, chu kỳ kinh sớm, lượng nhiều, sắc đỏ hoặc tía, nhớt dính và hôi, có lúc có huyết cục, môi đỏ mồm khô, bứt rứt ít ngủ, đại tiện táo, tiểu tiện vàng. Lưỡi rêu vàng. Mạch huyền sác hoặc hoạt sác.
- Phép chữa : Thanh nhiệt lương huyết, hành khí hoạt huyết.
Bài thuốc :
Đơn bì 12 Xuyên khung 6g
Đào nhân 8g Sinh địa 14g
Hồng hoa 8g Diên hồ sách 10g
Hương phụ 12g Cam thảo 4g
Mộc hương 6g Bạch thược 12g (sao rượu)
3. Khi trệ, huyết ứ :
- Trước lúc hành kinh hoặc lúc mới bắt đầu bụng đau dữ dội, sờ có cục, lượng kinh ít sắc tím đen, có huyết cục, hành kinh sớm muộn không chừng. Vú căng đau sườn ngực tức. Lưỡi đỏ thẫm, rêu lưỡi vàng. Mạch trầm huyền, hoặc trầm sắc.
- Phép chữa : Hành khí hoạt huyết chỉ thống,
- Bài thuốc :
Ô dược 8g Sa nhân 10g
Hương phụ 8g Đơn sâm 4g
Cam thảo 6g Ngũ linh chi 12g
Trạch lan 8g Bồ hoàng 8g
Mộc hương 8g Huyền hồ 8g
4. Khí huyết hư:
- Trong lúc hành kinh hoặc sau đó, bụng đau âm ỉ, xoa nắn giảm đau, lượng kinh ít sắc đỏ nhợt, sắc mặt tái nhợt, môi lưỡi sắc nhợt, váng đầu hoa mắt, tim hồi hộp ít ngủ Rêu lưỡi mỏng. Mạch trầm hoãn nhược.
- Phép chữa : bổ khí dưỡng huyết thông lạc chỉ thống.
- Bài thuốc :
Ô dược 8g Sa nhân 8-12g
Hương phụ 12g Hoàng kỳ 14g
Hồng hoa 16g Hương phụ 12g
Bạch thược 10g Xuyên khung 8g
Chích thảo 4g Ngải diệp 10g
- Lưu Ý: các bài thuốc trên bệnh nhân không nên tự ý sử dụng bởi liều lượng vị thuốc mỗi người sẽ khác nhau.
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi chữa Đau bụng kinh - thống kinh. Tuy nhiên mỗi nơi lại có nguồn dược liệu, cách bào chế, tỷ lệ liều lượng khác nhau dẫn đến hiệu quả điều trị khác nhau. Tại Tế Sinh Đường, Bác Sĩ Đức Trí đặt tiêu chí chất lượng thuốc lên hàng đầu, chỉ chọn thuốc loại 1, thuốc đã bị rút hoạt chất, không đủ ngày thu hoạch, thuốc tẩm chất cấm để bảo quản đều sẽ bị loại bỏ.
- Liên hệ Bác Sĩ Đức Trí để được khám và tư vấn cụ thể trước khi dùng: sdt/zalo 0868.938.869
[/tintuc]