[tintuc] 
Đông Y và Tây Y cho tới nay đã cùng nhau có công rất lớn trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh lý cho con người của chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng biết các bệnh lý nào thì nên điều trị Đông Y, bệnh lý nào thì nên điều trị Tây y.
Bài viết này hi vọng sẽ giải đáp được cho mọi người những điều băn khoăn trên.
Trải qua lịch sử, quá trình hình thành kinh tế, xã hội mà nền y học nói chung trải qua 4 thời kì.

1, Y Học Tâm Linh
- Vào đầu thời La Mã cổ đại, người Hy Lạp cổ tin rằng bệnh tật là "sự trừng phạt của thánh thần" và chữa bệnh là một "ân huệ từ các vị thần".Người ta nhận ra rằng tâm trí đóng một vai trò quan trọng trong chữa bệnh, và nó cũng có thể là căn nguyên duy nhất của bệnh. Vào thời kì này người chữa bệnh là các thầy mo, thầy cúng , shaman ( hình thức lên đồng )....

- Y học trong giai đoạn này kém hiệu quả do dựa trên cơ sở mê tín nên trong thời gian dài không có tiến bộ đáng kể. Dần dần nó được thay thế bởi nền y học tiến bộ hơn, hiệu quả hơn, đó là Giai đoạn Y Học kinh nghiệm

2, Y Học Kinh Nghiệm
- Đây là thời kì dựa vào địa lý, điều kiện khí hậu khác nhau, bệnh tật các nơi khác nhau mà sinh các các vị Danh Y khác nhau, mỗi vị sẽ có hệ thống lý luận khác nhau để trị bệnh.

- Y học thời cổ Ai Cập: Kim tự tháp được xây dựng trong giai đoạn này với thời gian kéo dài hàng trăm năm và hơn chục vạn nô lệ làm việc. Lúc đó xẩy ra tai nạn thường xuyên nên các kỹ thuật điều trị chấn thương được hình thành từ đó.

- Y học cổ vùng Lưỡng Hà: Ở thời kỳ này người ta đã biết một số bệnh do muỗi truyền. Dược phẩm được dùng ở thời kỳ này là tỏi, hạt cải, mướp đắng, lưu huỳnh và cà độc dược.

- Y học cổ Trung Quốc: Châm cứu đã được hình thành và phát triển với sự ra đời của thuyết âm dương, ngũ hành. Nhiều tác phẩm y học nổi tiếng như Thần nông bản thảo và Hoàng đế nội kinh ra đời trong giai đoạn này.

- Y học cổ La Mã, Hy Lạp xuất hiện: Nhắc tới Tây Y, chúng ta thường chỉ nhớ tới Hippocrate, tuy nhiên người đặt nền móng cho giải phẫu, lý luận y khoa ( tây y ) là là Galen. Thời kì đó vì không được phẫu thuật trên người nên đã giải phẫu trên khỉ, và ông đã thực hiện phương pháp thắt các dây thần kinh để chứng minh cho học thuyết mọi hoạt động của cơ thể đều được điều khiển bằng thần kinh ngoại biên và dây thần kinh sọ.

3, Y Học Thực Nghiệm - Tây Y
- Hippocrate là người đề xướng đầu tiên việc tách rời tôn giáo ( tâm linh ) và y học, là người tạo ra tiền đề cho các lý luận y khoa, cách sử dụng thuốc, điều chỉnh chế độ chăm sóc và dinh dưỡng cho bệnh nhân mà có giá trị cho tới tận ngày nay.


4, Y học Hiện Đại
a- Y Học Chứng Cứ (Evidence Based Medicine).
- Y học được mệnh danh là một khoa học tức là dựa trên những chứng cứ vậy thì tại sao lại có y học chứng cứ ? . Hiện tại chúng ta đang trong giai đoạn y học hiện đại tuy nhiên việc chẩn đoán và điều trị của Bác Sĩ còn nhiều sự tác động bởi các điều kiện ngoại cảnh như : môi trường, cường độ làm việc, yếu tố kinh tế, cảm xúc, mệt mỏi …bên cạnh đó còn cần cập nhật kiến thức y khoa. Vì vậy y học chứng cứ đòi hỏi bác sĩ phải sử dụng dữ liệu y học một cách “sáng suốt và có ý thức” để từ đó đi đến những quyết định khách quan hơn và tốt hơn.

b- Y Học Cá Thể Hóa (Personalized Medicine) hay Y Học Chính Xác (Precision Medicine)

- Trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21, những tiến bộ đáng kinh ngạc của di truyền học hiện đại, đặc biệt là thành quả nghiên cứu tế bào gốc và bản đồ GEN người đã giúp các nhà khoa học dự đoán được phản ứng của cơ thể nhờ phân tích bộ gen của chính người bệnh. Xu hướng “cá thể hóa” trong y học phương Tây đang được đánh thức để hình thành mô hình mới đầy hấp dẫn: Y học chính xác.

- Nhờ phương pháp này mà có thể chẩn đoán bệnh từ lúc chúng ta còn khoẻ mạnh, tuy nhiên việc can thiệp vẫn là các phương pháp dự phòng như ăn uống, tập luyện. Vì vậy trong những năm gần đây y học dinh dưỡng hay Chăm Sóc Sức Khoẻ Chủ Động ngày càng phát triển.

- Vậy chúng ta thấy Đông Y xuất hiện từ rất sớm, và tại sao Đông Y vẫn phát triển cho tới tận ngày nay, trong khi các nền y học khác dần dần bị thay thế hoặc mất đi. Bởi vì từ khi sinh ra Đông Y đã có hệ thống lý luận rõ ràng, và lâu dần phát triển có sự cá thể hoá từ rất sớm. Đông Y cũng rất coi trọng việc phòng bệnh ( dưỡng sinh ) từ rất sớm, điển hình trong Nội Kinh có câu “ Xuân Hạ dưỡng dương, Thu Đông dưỡng âm “ câu nói này có thể nói là câu nói kinh điển và xuyên suốt trong việc phòng và cả điều trị bệnh của Đông Y. Tuy nhiên hiểu đúng và phát triển để ứng dụng trong lâm sàng thì nó đòi hỏi cả một quá trình nghiên cứu kỳ công, phức tạp.

- Và người Bác Sĩ Đông Y thông qua Vọng, Văn, Vấn, Thiết có thể phát hiện các bệnh lý ở trong giai đoạn tiềm tàng, dựa trên các sự mâu thuẫn, xung đột của Lục Phủ Ngũ Tạng ( qua học thuyết âm dương, ngũ hành), trước khi chúng phát triển thành chỉ số xét nghiệm của TÂY Y. Chính vì hiểu được căn nguyên xuất phát của bệnh tật từ sớm và có các phương pháp giải quyết nó nên việc phòng và chữa bệnh của Đông Y ngày càng được ưa chuộng và phát triển.
16-8-2023
Bác Sĩ Đức Trí
[/tintuc] 

BS Đức Trí
BÁC SĨ ĐỨC TRÍ
Hiệu Quả Tích Lũy Niềm Tin